Các hộ dân thôn Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đang tất bật chuẩn bị những "mẻ" bánh chưng đầu tiên phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Chúng tôi tìm về thôn Tranh Khúc vào lúc "cao điểm" làm bánh chưng chuẩn bị phục vụ cho Tết Nguyên đán. Ghé thăm gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, một trong những xưởng sản xuất có quy mô lớn ở Tranh Khúc, gần chục nhân công đang hối hả cho công đoạn vớt bánh, rửa lá, tách lá. Trong xưởng, cả 4 lò cùng rực lửa. Chốc chốc lại một mẻ bánh được vớt ra.
Chị Tuyết cho biết, từ 23 tháng Chạp trở đi xưởng bắt đầu đợt cao điểm làm hàng Tết, trung bình mỗi ngày cung cấp từ 1.500 - 2.000 chiếc bánh cho thị trường. Thị trường tiêu thụ chính vẫn là Hà Nội, TP HCM và một số nước Châu Âu.
"Hàng phục vụ trong nước chỉ cần đúng chủng loại, giá cả phải chăng. Trong khi đó, các đơn hàng xuất khẩu đi nước ngoài thường có nhiều yêu cầu khắt khe. Bánh phải giữ nguyên mẫu mã, kể cả có vận chuyển đường xa hay nhiệt độ thay đổi đột ngột", chị Tuyết cho biết.
Rời nhà chị Tuyết, chúng tôi tiếp tục ghé thăm xưởng sản xuất của gia đình chị Nguyễn Thị Thắm. Trong xưởng của mình, chị Thắm đang thoăn thoắt gói bánh, chuẩn bị cho lên lò đun. "Trong năm vất vả nhất mấy ngày Tết. Số lượng hàng đặt dồn dập, không dám từ chối vì sợ mất mối. Ngày thường chỉ gói từ 100-200 chiếc nhưng mấy ngày cận Tết tăng lên từ 500 - 900 chiếc. Để đảm bảo giao hàng đúng số lượng, thời gian, xưởng phải hoạt động hết công suất".
"Hàng phục vụ trong nước chỉ cần đúng chủng loại, giá cả phải chăng. Trong khi đó, các đơn hàng xuất khẩu đi nước ngoài thường có nhiều yêu cầu khắt khe. Bánh phải giữ nguyên mẫu mã, kể cả có vận chuyển đường xa hay nhiệt độ thay đổi đột ngột", chị Tuyết cho biết.
Rời nhà chị Tuyết, chúng tôi tiếp tục ghé thăm xưởng sản xuất của gia đình chị Nguyễn Thị Thắm. Trong xưởng của mình, chị Thắm đang thoăn thoắt gói bánh, chuẩn bị cho lên lò đun. "Trong năm vất vả nhất mấy ngày Tết. Số lượng hàng đặt dồn dập, không dám từ chối vì sợ mất mối. Ngày thường chỉ gói từ 100-200 chiếc nhưng mấy ngày cận Tết tăng lên từ 500 - 900 chiếc. Để đảm bảo giao hàng đúng số lượng, thời gian, xưởng phải hoạt động hết công suất".
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km, các hộ kinh doanh tại làng bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đang tất bật chuẩn bị hàng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ (2014).
Làng làm bánh chưng quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là dịp Tết. Bình thường mỗi nhà chỉ làm 50 - 100 chiếc, dịp gần Tết phải 500 - 900 chiếc/ngày.
Công đoạn tách lá bánh.
Lá gói bánh phải là lá dong nếp lấy từ miền rừng Lào Cai, Hoà Bình, Yên Bái để bánh có màu xanh, không có mùi hôi.
Chị Tuyết, người làng Tranh Khúc cho biết: Ngày thường nhà tôi làm 100 - 150 chiếc cho các đại lý và các chợ ở Hà Nội. Nhưng khoảng nửa tháng gần Tết và đặc biệt là vào dịp ông Công ông Táo cho đến Giao thừa, phải thuê nhân công làm lượng bánh gấp 8-10 lần ngày thường.
Đỗ xanh "tuyển chọn" làm nhân bánh khá công phu. Đó phải là đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh.
Đỗ xanh, nhân thịt sẵn sàng cho công đoạn gói bánh.
Bánh chưng Tranh Khúc tạo dựng được thương hiệu là bởi những người làm bánh ở đây giữ được những bí quyết cổ truyền. Theo chị Thắm - hậu nhân của một gia đình làm bánh lâu năm chia sẻ, bánh ngon là nhờ biết chọn gạo, lá, đỗ. Gạo làm bánh thường có hai loại: nếp cái hoa vàng và nếp Hải Hậu (Nam Định).
Bánh tại làng Tranh Khúc có 3 mức giá: 25.000 - 40.000 và 50.000 đồng/chiếc, phục vụ được tất cả các đối tượng khách hàng.
Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi đang sôi, khi nước nóng gặp nước lạnh thì bánh sẽ chóng nhừ hơn, anh Thành - một hộ lâu năm gói bánh chia sẻ.
Những chiếc bánh chưng thành phẩm chuẩn bị xuất ra thị trường phục vụ người tiêu dung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét